Tầm quan trọng của Giao tiếp Tiếng anh với con

Luyện nói tiếng anh giao tiếp với con ở nhà như thế nào là một trong những vấn đề đang được rất nhiều bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi mầm non và tiểu học quan tâm.

Vậy đâu là những mẫu câu cha mẹ nên sử dụng để giao tiếp ở nhà với con và nên dạy tiếng Anh cho trẻ như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Trong một hai năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh, cách cha mẹ nói với con chính là phương tiện chính để trẻ nhỏ học ngôn ngữ và giao tiếp

Với những cha mẹ chỉ biết Tiếng Anh cơ bản vẫn có thể giúp con học Tiếng Anh thành công. Trẻ nhỏ có khả năng học hỏi và bắt chước rất tốt tất cả những ngôn ngữ xung quanh, vì vậy cha mẹ có thể sử dụng rất nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau.

  • Bình luận về những gì đang diễn ra: “Hãy đặt nó ở đây.”, “Xem này, mẹ vừa đặt nó lên bàn.”, “Con thích cái nào?” (dừng) “Ồ, mẹ thích cái này, cái màu đỏ.”(‘Let’s put it here.’ ‘Look. I’ve put it on the table.’ ‘Which one do you like?’ [pause] ‘Oh, I like this one.’ ‘The red one’).
  • Lặp lại những từ ngữ chủ chốt nhiều hơn: sự lặp lại này giúp trẻ củng cố những gì chúng đã được tiếp thu – nó không hề gây nhàm chán cho trẻ như nhiều cha mẹ nghĩ.
  • Nhắc lại những điều trẻ nói và mở rộng chúng. Ví dụ: Trẻ: “Màu vàng”; Bạn: “Con thích cái màu vàng? Nó đây. Đây là cái áo màu vàng. Xem này, áo vàng, áo đỏ và áo nâu nữa.”(Child: ‘Yellow’; Parent: ‘You like the yellow one.’ ‘Here it is.’ ‘Here’s the yellow one.’ ‘Let’s see. yellow, red and here’s the brown one.’)
  • Sử dụng biểu cảm gương mặt và điệu bộ để giúp trẻ hiểu tốt hơn
  • Dùng ánh mắt để thu hút sự tập trung và khuyến khích trẻ nói
  • Dừng lại một khoảng thời gian để trẻ nghĩ trước khi chúng có thể đáp lại

Sử dụng Tiếng Anh thường xuyên

Bằng cách sử dụng Tiếng Anh thường xuyên, cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành lối tư duy bằng Tiếng Anh.

Trẻ nhỏ thường muốn nói Tiếng Anh về các chủ đề:

  • Về bản thân chúng và những gì chúng ưa thích: “I like, I don’t like…”
  • Về những gì chúng vừa thực hiện: “I went to…; I saw…; I ate…;”
  • Cảm giác của trẻ: “I’m sad; she’s cross,…”

Đôi khi trẻ muốn diễn tả một câu nói nhưng chưa có đủ lượng từ vựng, trẻ thường thay thế một từ nào đó bằng tiếng mẹ đẻ, ví dụ “He is eating a (…)”. Nếu người lớn nhắc lại cả câu nói này bằng Tiếng Anh, trẻ sẽ ngay lập tức tiếp nhận được từ Tiếng Anh mới. “He’s eating a plum”. “A plum”.

Khi nào nên dịch nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt?

Khả năng tiếp thu của trẻ nhỏ không thể coi thường; chúng có thể hiểu được Tiếng Anh nhiều hơn những gì chúng nói. Trong tiếng mẹ đẻ, trẻ nhỏ cũng chỉ hiểu vài từ, còn lại là nhờ vào ngôn ngữ cơ thể và các “dữ liệu” xung quanh để hiểu câu nói của người khác. Trẻ có thể sử dụng chính kĩ năng này để học Tiếng Anh.

Khi cả khái niệm mới và từ vựng mới được đưa ra cùng lúc, thì trẻ cần được dịch nghĩa sơ qua. Nhưng bạn nên hạn chế tối đa việc dịch nghĩa bởi nếu trẻ quen với việc này thì chúng sẽ có thói quen chờ đợi được dịch thay vì tự suy nghĩ về ý nghĩa các câu nói.

Các hoạt động khi học Tiếng Anh

Những bài luyện tập Tiếng Anh nên diễn ra hàng ngày, đều đặn. Suốt quá trình học, cha mẹ nên tập trung toàn bộ sự chú ý vào trẻ. Chúng sẽ cảm nhận được điều này và trở nên yêu thích việc học Tiếng Anh.

Trẻ nhỏ cần có lý do để nói Tiếng Anh, bởi cả trẻ và cha mẹ đều có thể giao tiếp với nhau bằng Tiếng Việt. Chúng có thể cảm thấy khó khăn khi chuyển từ tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ, vì vậy việc tạo “bối cảnh” cho trẻ là vô cùng quan trọng. “3 phút nữa là tới giờ Tiếng Anh rồi”, “Hãy ra ngoài ghế sô pha, và chúng ta cùng nói Tiếng Anh nhé.” Hãy khởi động cho trẻ bằng cách đếm hay hát một bài Tiếng Anh trước khi giới thiệu những hoạt động mới.

Trẻ em dễ dàng học ngôn ngữ thông qua việc được tham gia các hoạt động (hát, vẽ, chơi trò chơi,…) bởi chúng tiếp thu nhanh chóng nhờ ngữ cảnh, ghi nhớ tốt hơn nhờ được thực hành.

Không nên để thời lượng hoạt động quá dài, bởi khả năng tập trung của trẻ không thể bằng khi học tiếng mẹ đẻ.

Nên khích lệ và tuyên dương khi trẻ học tiếng Anh tốt

Trẻ nhỏ vô cùng thích được cha mẹ khen ngợi và động viên. Chúng cần thấy rằng mình đang làm tốt và có tiến bộ. Những lời khuyến khích, tuyên dương từ cha mẹ và những người thân trong gia đình sẽ giúp trẻ tự tin và có động lực học hỏi hơn.Đây cũng chính là thời điểm hình hành thái độ tích cực đối với Tiếng Anh và sự khác biệt giữa các nền văn hoá trong suốt cuộc đời sau này của trẻ.

 

Tham khảo 1 số cuốn sách mẫu câu giao tiếp Tiếng anh với bé tại nhà

1/ Cuốn 900 mẫu câu giao tiếp tiếng anh cùng con tại nhà

300 tranh có 900 câu đàm thoại để bm có thể nói cùng con về các chủ đề Từ lúc con “Get up” đến tận lúc con “Go to Bed”- Từ sáng đến tận lúc các con đi ngủ, mẫu câu quen thuộc xung quanh cuộc sống và các hoạt động của con.

Chi tiết sách tại:

https://sieuthisachtienganh.com/san-pham/sach-900-mau-cau-giao-tiep-cung-con-link-nghe-mp3/

2/ Cuốn Đồng hành Tiếng anh cùng con

🎊🎊🎊 “ĐỒNG HÀNH TIẾNG ANH CÙNG CON TẠI NHÀ” 📣📣📣
Cuốn sách giao tiếp dành cho mẹ và bé từ 0-10 tuổi hay nhất mà mình từng đọc 
Sách gồm 150 trang tổng hợp tất cả các tình huống gần gũi hằng ngày giúp mẹ dễ dàng giao tiếp với con tại nhà.

cuốn khổ A5 gáy keo như hình ạ

Mỗi chủ đề gồm:
1. Từ vựng kèm hình ảnh sinh động
2. Cấu trúc mẫu câu cơ bản liên quan đến chủ đề
3. Hội thoại giữa mẹ và con
4. Hướng dẫn mẹ tạo trò chơi tại nhà cho con chơi và ghi nhớ từ vựng và mẫu câu
👉👉👉Mẹ ko giỏi tiếng Anh vẫn hoàn toàn có thể dạy con tiếng Anh tại nhà nhờ cuốn sách này,

Chi tiết sách tại:

https://sieuthisachtienganh.com/san-pham/dong-hanh-tieng-anh-cung-con-tai-nha/