GIỚI THIỆU NỘI DUNG:
CHUYỆN KỂ THÀNH NGỮ- CUỐN SÁCH THÚ VỊ CHO CÁC BẠN YÊU TIẾNG VIỆT
Một bộ phận quan trọng tạo nên đặc trưng của ngôn ngữ Việt chính là thành ngữ. Thành ngữ phác họa rõ nét bức tranh văn hóa Việt Nam, đó là nét đặc trưng trong đời sống nông nghiệp trồng lúa nước, là văn hoá trong giao tiếp và đặc biệt là những đặc điểm trong tính cách của người Việt chúng ta.
Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường sử dụng rất nhiều thành ngữ, người dùng có thể hiểu qua được nghĩa của nó, nhưng rất ít người có thể biết được vì sao câu thành ngữ đó lại có ý nghĩa như vậy. Những câu chuyện đằng sau thật sự thú vị!
– “Giao trứng cho ác”, bạn biết “ác” là gì không”?
– “Hằng hà sa số”- chỉ một vật gì đó với số lượng rất nhiều. Nhưng bạn có biết “Hằng hà” là gì? “Sa số” là chi hay không?
– Ý nghĩa của các thành ngữ: “Há miệng mắc quai”, “lo bò trắng răng” thì rất đơn giản rồi, nhưng bạn có biết tại sao hai câu thành ngữ này lại có ý nghĩa như vậy không?
#CẠN_TÀU_RÁO_MÁNG
Máng là đồ đựng thức ăn cho gia súc nhỏ, thường là heo, gà. Tàu cũng là đồ đựng thức ăn, nhưng dành cho các loài thú lớn như ngựa, voi. Đố đều là những con vật có ích, giúp đỡ con người rất nhiều, từ việc cung cấp thức ăn cho đến khi vận chuyển hàng hóa. Thế mà người ta lại để “cạn tàu” với “ráo máng”, không cho chúng ăn uống đầy đủ, phải chịu đói, chịu khát thì thật là tàn nhẫn.
Vì thế, thành ngữ “Cạn tàu ráo máng” dùng để chỉ những kẻ không còn tình nghĩa, vô ơn, đối xử tồi tệ với đồng loại, hay những người đã từng ra tay giúp đỡ mình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.